Câu lạc bộ công nghệ chế tạo máy – Khoa Sư phạm Kỹ thuật nơi chuyển hóa lý thuyết khoa học thành thực tiễn kỹ thuật

CÂU LẠC BỘ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY – KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

NƠI CHUYỂN HÓA LÝ THUYẾT KHOA HỌC THÀNH THỰC TIỄN KỸ THUẬT

 

“Kỹ thuật không phải là khoa học…

Khoa học là khám phá tự nhiên. Kỹ thuật là làm ra các sản phẩm nhân tạo”.

http://www.discoverengineering.org

Với phương châm lý thuyết đi đôi với thực hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, với niềm đam mê nghiên cứu Thầy và trò Khoa Sư phạm Kỹ thuật đã thành lập Câu lạc bộ Công nghệ Chế tạo máy. Câu lạc bộ này đã được Nhà trường phệ duyệt theo quyết định Số: 65/QĐ-ĐHKTCN ngày 20 tháng 11 năm 2015

Câu lạc bộ Công nghệ chế tạo máy được ra đời nhằm giúp đỡ SV Ngành hướng đến trở thành các kỹ sư công nghệ có kiến thức cơ bản phù hợp, có kiến thức thực tế được cập nhật và đặc biệt chú trọng về năng lực thực hành trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc cung cấp đội ngũ cán bộ kỹ thuật cần thiết theo nhu cầu thực tiễn sản xuất.

Câu lạc bộ gồm 42 thành viên, trong đó ban chủ nhiệm gồm 07 thành viên:

 

 

  1. LÝ VIỆT ANH

Chi đoàn giáo viên – Chủ nhiệm Câu lạc bộ

Email: Vietanh.ly4@gmail.com

  1. BÙI ĐỨC VIỆT

Chi đoàn giáo viên – Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ

           Email: buiquocviet0511@gmail.com

  1. NGUYỄN THIỆN BẰNG

Chi đoàn K1.CNCTM – Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ

           Email: Nguyenthienbang0908@gmail.com

  1. NGUYỄN THÀNH CÔNG

Chi đoàn K2.CNCTM – Ủy viên Câu lạc bộ

          Email: thanhcongnguyen1996@gmail.com

  1. TRẦN TRỌNG PHI

Chi đoàn K2.CNCTM – Ủy viên Câu lạc bộ

           Email: trantrongphi1996@gmail.com

  1. ĐẶNG QUỐC TUẤN

Chi đoàn K46SCK – Ủy viên Câu lạc bộ

           Email: dangquoctuan.na@gmail.com

  1. PHẠM HUY HẢI

Chi đoàn K1.CNDDT – Ủy viên Câu lạc bộ

           Email: huyhaipham.na@gmail.com

 

- CLB thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo miễn phí các khóa học về công nghệ chế tạo cho các thành viên trong câu lạc bộ, nhằm nâng cao kiến thức về phần mềm, tiếng Anh, tư duy và kỹ năng về công nghệ cho các thành viên.

- Tiến hành nghiên cứu và chế tạo các chi tiết máy quan trọng trong cơ cấu và máy móc dựa trên những kiến thức đã được trang bị trên lớp.

 

 

 

 

 

Máy búa 500kg do các SV trong CLB CNCTM chế tạo

 

 

 

 

 

 

Máy rửa cốc năng suất cao do các SV trong CLB CNCTM chế tạo

 

 

- Học hỏi, nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các thiết bị máy móc đơn giản, giá thành thấp nhưng có tính thực tiễn cao, đặc biệt là các máy móc cỡ nhỏ trong lĩnh vực phụ trợ sản xuất nông nghiệp.

- Luôn luôn phối kết hợp với các CLB thuộc các khoa trong và ngoài Trường, thực hiện tích cực các dự án NCKH và CGCN do Nhà trường phát động.

 

 

 

 

 

Chủ nhiệm CLB LÝ VIỆT ANH vận hành máy tiện chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng

 

 

 

 

Phó chủ nhiệm CLB BÙI ĐỨC VIỆT vận hành máy phay cỡ lớn chế tạo sản phẩm

 

 

 

Phó chủ nhiệm CLB NGUYỄN THIỆN BẰNG tham dự triển lãm Khoa học – Công nghệ tại Vân Hồ - Hà Nội

 

              - Khuyến khích vận động thành viên CLB tham gia tích cực các phong trào tình nguyện và từ thiện như: tiếp sức mùa thi, giúp đỡ người nghèo, hiến máu nhân đạo…

- Phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên Nhà trường, Hội SV, các tổ chức phi lợi nhuận, đặc biệt là CLB công nghệ Điện – Điện tử và Trung tâm sáng tạo sản phẩm.

 

 

NGUYỄN TIẾN ĐỨC – SV lớp K1.CNCTM – thành viên CLB với sản phẩm tự tay mình lập trình CNC chế tạo ra

 

 

 

Phóng viên đài truyền hình phỏng vấn các thành viên trong CLB CNCTM về sản phẩm vừa tạo ra

 

 Với nhiệm vụ hỗ trợ mạnh mẽ cho chương trình đào ngành Công nghệ chế tạo máy, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của thực tiễn sản xuất và nhu cầu của người học; đồng thời nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động đào tạo của Khoa Sư phạm kỹ thuật. Câu lạc bộ Công nghệ chế tạo máy có đầy đủ những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất và nhân lực để có thể tiến hành hoạt động hiệu quả góp phan tích cực đào tạo ra những kỹ sư Công nghệ chế tạo máy.

Câu lạc bộ luôn thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành của Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên,  trong việc sử dụng cơ sở hạn tẩng, trang thiết bị cũng như nguồn vốn tài trợ của Nhà trường.

Tin mới hơn

Tin cũ hơn