Ngành Công nghệ chế tạo máy TNUT

CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY – MANUFACTURING ENGINEERING

1. Công nghệ chế tạo máy

     Tôi tin chắc rằng bạn đã từng nghe thấy thuật ngữ này từ khi còn rất nhỏ và bạn đang mong muốn tìm hiểu một con người làm việc trong lĩnh vực Công nghệ chế tạo máy họ thực hiện nhiệm vụ gì?
     Công nghệ được hiểu đơn giản chính là “cách làm”, chế tạo máy là  tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Có thể nói khi nhắc tới trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia thì Công nghệ chế tạo máy chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.


Công nghệ chế tạo máy là vô cùng quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào

2. Công việc của những Kỹ sư Công nghệ chế tạo máy

     - Chế tạo và lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu...

     - Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất mì ăn liền, máy sản xuất bánh, kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu hoạch trong nông nghiệp,…


     - Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.

     - Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp
 3. Nhu cầu xã hội đối với ngành Công nghệ chế tạo máy

     - Có thể nói với thực tế “Thừa thầy, thiếu thợ” ở Việt Nam, sinh viên ra trường rất thiếu kinh nghiệm thực tế, thì thị trường công việc dành cho Kỹ sư công nghệ chế tạo máy là vô cùng lớn. Vì ở ngành học này bạn được đào tạo chủ yếu là các kiến thức thực tế; Ví dụ: bạn phải vẽ bản vẽ trực tiếp trên máy tính, phải đứng máy gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu…

Xưởng thực tập Công nghệ chế tạo máy tại

- Hiện tại tất cả các tập đoàn lớn ở Việt Nam và trên thế giới như Samsung, Canon, Honda, Yamaha, LG, Toyota…. đều thiếu và vô cùng cần những kỹ sư về Công nghệ chế tạo máy. Trong công nghiệp bạn có đồng ý với tôi là chế tạo ra các máy móc là quan trọng nhất không? Nếu chưa tin hãy hỏi những kỹ sư có kinh nghiệm nhất mà bạn biết họ sẽ cho bạn câu trả lời khách quan nhất.

- Nước ta đang nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO. Do đó, nhu cầu về máy móc, thiết bị rất lớn khiến cơ hội làm việc trong ngành cơ khí càng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn hoặc làm chủ những cơ sở, công ty cơ khí riêng.

4. Môi trường đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy tại TNUT

     - Với ngành học này bạn sẽ được đào tạo những kiến thức hết sức thực tế như: Biết vẽ các bản vẽ kỹ thuật bằng tay và bằng máy tính, chế tạo các chi tiết máy trên các máy gia công, bạn được dạy làm những máy móc từ rất đơn giản như máy tách hạt, máy rửa chén bát, máy cấy lúa đến những máy móc phức tạo như máy tiện, máy phay, máy gia công tự động CNC….


Mô hình dây truyền sản xuất của ngành Công nghệ chế tạo máy tại TNUT

- Bạn sẽ được học tập ngay trên những xưởng thực tập lớn giống như là đang làm việc tại doanh nghiệp vậy. Câu lạc bộ Công nghệ chế tạo máy (CLBCNCTM) đã thành lập được 2 năm với đầy đủ trang thiết bị sẽ là nơi bản thỏa trí sáng tạo ra các sản phẩm của chính bản thân mình.

 


Thầy và trò lớp K49-CNCTM chế tạo máy phay CNC

    Thời gian đào tạo của ngành Công nghệ chế tạo máy chỉ là 3,5 – 4 năm như vậy bạn không những tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà cơ hội việc làm của bạn cũng rộng mở khi là sinh viên sớm tốt nghiệp hơn các ngành kỹ thuật khác trong cả nước. Thử nghĩ xem bạn ra trường trước những người khác từ 1 – 1,5 năm bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền và có thêm bao nhiêu cơ hội việc làm!


Giờ thực hành của SV ngành Công nghệ chế tạo máy

- Chương trình đào tạo loại bỏ các môn học không cần thiết để tập trung rút ngắn thời gian và giúp bạn đầu tư vào các lính vực chính (chỉ có 123 tín chỉ so với hơn 150 tín chỉ của các ngành học khác).

Thực hành robot hàn



SV lớp K50-CNCTM được phóng viên truyền hình phỏng vấn


 
 Lớp trưởng lớp K50CNCTM Trần Trọng Phi trong giờ thực hành



Giờ thực hành của tập thể lớp K50CNCTM


Vẻ đẹp của con gái ngành CNCTM

5. Lợi ích nghề nghiệp và môi trường làm việc

- Sau khi tốt nghiệp và trở thành kỹ sư Công nghệ chế tạo máy bạn luôn cần phải duy trì niềm đam mê với công việc, với ngành nghề mà bạn đã lựa chọn. Có thể khẳng định Công nghệ chế tạo máy là ngành kích thích tư duy sáng tạo và tư duy logic tốt nhất cho các kỹ sư.

- Mức lương của các kỹ sư Công nghệ chế tạo máy trong các nhà máy, công ty cũng đều thuộc hàng cao nhất, ngoài ra cơ hội thăng tiến trong ngành này cũng không hề nhỏ.

- Với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đất nước. Nhu cầu về lực lượng kỹ sư có tay nghề thực tế cao ra vô cùng lớn. Ngoài ra, việc đầu tư các cơ sở sản xuất lớn của các tập đoàn kinh tế, các công ty nước ngoài tại Việt Nam mà chủ yếu đến từ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã khiến cho ngành công nghệ chế tạo máy đang có tốc độ phát triển nhanh chóng. Do đó các bạn có thể yên tâm và tin tưởng vào tương lai của ngành Công nghệ chế tạo máy mà các bạn đang theo và sẽ theo học.

CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY – Chúng ta hãy kiến tạo tương lai!!!

MANUFACTURING ENGINEERING – We create the future!!!
 

Tin mới hơn

Tin cũ hơn