Bài tham luận một số biện pháp nâng cao kết quả học tập của sinh viên

BÀI THAM LUẬN MỘT SỐ BIỆN PHÁP

 NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

Trần Thị Vân Anh, 2016

Cấu trúc nội dung:

1. Kết quả học tập của SV khoa SPKT năm học 2015 - 2016

2. Một số yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

   - Động cơ học tập

   - Phương pháp học tập

 3. Một số biện pháp nâng cao kết quả học tập của sinh viên

1. Kết quả học tập của SV khoa SPKT học kỳ 2 năm học 2015 - 2016

Theo nội dung cuộc họp Hội đồng 14h00 ngày 27/9/2016, Phòng Đào tạo công bố kết quả học tập học kỳ 2 năm học 2015 – 2016 của sinh viên toàn trường như sau:

1.      Danh sách sinh viên diện học bình thường: 4456 sinh viên (87,68%)

2.      Danh sách sinh viên diện cảnh báo học tập: 468 sinh viên (9,2%)

3.      Danh sách sinh viên diện buộc thôi học (Tự ý bỏ học một học kỳ chính): 64 sinh viên (1,26%)

4.       Danh sách sinh viên không vượt qua học kỳ thử thách được xét vớt: 12 sinh viên (0,23%)

5.      Danh sách sinh viên không vượt qua học kỳ thử thách: 82 sinh viên (1,6%)


(12,32% sinh viên không hoàn thành tiến độ học tập)

Trong đó:

 

KẾT QUẢ HỌC TẬP HK1(15-16) CỦA SV SPKT


 

Tổng số sinh viên theo học 2 ngành (SPKT – KỸ SƯ CÔNG NGHỆ): 526

      + BT: 419 (79,6%)

   + CC: 85 (16,2%)

                                                         + BTH: 22 SV  (4,2%)

                   20,4 % SV không hoàn thành tiến độ học tập. 

Trong đó, số sinh viên diện cảnh báo học tập, buộc thôi học chủ yếu là sinh viên khóa 1 ngành Công nghệ.

Lớp K1CN bao gồm 208 SV chuyển từ các khoa khác trong trường sang khoa SPKT. Đây là số các em sinh viên sẽ bị buộc thôi học theo Quy chế đào tạo do kết quả học tập rất thấp.

Tuy nhiên, Nhà trường đã tạo thực hiện một chính sách nhân văn tạo điều kiện cho SV được tiếp tục theo học bằng cách cho các em chuyển hệ đào tạo sang hệ đào tạo ngành Kỹ sư Công nghệ dựa trên những nhu cầu, nguyện vọng tha thiết và chính đáng của các em.

 

KẾT QUẢ HỌC TẬP HK2(15-16) CỦA SV SPKT



 Tổng số sinh viên: 311

+ BT: 256 (82,32%)

+ CC: 39 (12,54%)

+ BTH: 8  (2,57%)

+ Không vượt qua học kỳ thử thách được xét với: 1 (0,32%)

+ Không vượt qua học kỳ thử thách: 7 (2,25%)

   

Số lượng SV không hoàn thành đúng tiến độ học tập: 17,68 %.


 

KẾT QUẢ HỌC TẬP HK2 (15-16)

CỦA TOÀN TRƯỜNG VÀ CỦA KHOA SPKT


 

Điều này gây ra thiệt hại không nhỏ về nhiều mặt (tài chính, thời gian, công sức, tuổi trẻ, sức khỏe, cơ hội,…) cho sinh viên, gia đình sinh viên, nhà trường và xã hội.

Vậy nguyên nhân của điều này là do đâu?

2. Một số yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

Kết quả quá trình học tập của SV trong công tác giáo dục và đào tạo phụ thuộc một số yếu tố và được xếp vào hai nhóm nguyên nhân: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

* Chủ quan: Động cơ học tập, tính tích cực học tập, PP học tập của SV;

* Khách quan: PPGD của GV, CTĐT, CSVC của Nhà trường, …

Trong đó động cơ học tập là yếu tố tâm lí đầu tiên ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của sinh viên. Do chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn dẫn đến một số lượng không nhỏ SV không thể hoàn thành đúng tiến độ học tập của mình.

2.1.Động cơ học tập

ĐỘNG CƠ HỌC TẬP

          a.Động cơ học tập là gì?

Động cơ học tập chính là động lực bên trong của mỗi người, thúc đẩy người học hành động để đạt được mục đích học tập của mình.

            Hay, động cơ học tập chính là yếu tố thôi thúc người học tiến hành các hành động học tập nhằm thỏa mãn các nhu cầu của bản thân.

b. Tìm hiểu động cơ học tập của SV tại khoa SPKT

Đàm thoại với SV:

-         Ngành học của em là gì?

-         Tại sao em lại đăng ký học ngành này?

-         Mục đích học tập của em là gì? Và kế hoạch học tập cụ thể trong từng học kỳ? Kết quả đạt được?

-         Động cơ học tập của mình đã đúng đắn chưa? Có những loại động cơ nào?

-         Một số động cơ học tập:

+ Học để có kiến thức, hiểu biết, có tay nghề, làm được việc, phát triển và hoàn thiện năng lực và phẩm chất đạo đức bản thân.

+ Ngoài ra, động cơ học tập có thể là:

ü  Đáp ứng mong đợi của cha mẹ;

ü  Cần có bằng cấp để dễ kiếm việc làm, đảm bảo cuộc sống sau này;

ü  Cần có bằng cấp để thăng quan tiến chức;

ü  Lòng hiếu danh hay học để không thua kém bạn bè;

ü  Học vì phần thưởng;

c.Các loại động cơ học tập

Như vậy, động cơ học tập được phân thành hai loại:

-    Động cơ hoàn thiện tri thức: Xuất phát từ nhu cầu, khao khát chiếm lĩnh, khám phá, tìm tòi, mở rộng tri thức.

-         Động cơ quan hệ xã hội: Xuất phát bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khác.

Cả hai loại động cơ học tập trên cùng được hình thành ở sinh viên. Đều có tác dụng thúc đẩy sinh viên học tập và rèn luyện.

Tuy nhiên Động cơ hoàn thiện tri thức mới là động cơ đúng đắn. “ Học để biết, học để làm việc, học để chung sống với nhau và học để làm người”.

d.Vai trò của các loại động cơ trong học tập

Các động cơ xã hội góp phần giúp sinh viên hình thành được động cơ học tập đúng đắn, tăng niềm vui và hứng thú cho người học; Tuy nhiên, chỉ khi có được động cơ học tập đúng đắn, người học mới học tập tự giác, tích cực học tập, rèn luyện từ đó phát triển nhân cách một cách bền vững.

VD: Nếu người học chỉ học vì điểm cao thì có rất nhiều cách thức để đạt được điều đó. Người học có thể không học tập nhưng do gian lận trong học tập, thi cử vẫn có thể đạt được mục đích của mình, tuy nhiên khi đó điểm cao không thể đem lại cho người học năng lực hành động thực sự.

Nếu học vì cho rằng học là để cho cha mẹ chứ không phải học cho chính bản thân mình thì người học sẽ không chủ động, không có đam mê, cảm giác bị ép buộc nên học một cách thụ động, chống đối, hình thức, dẫn đến kết quả học tập không cao mà việc học lại trở thành cực hình đối với bản thân.

Chính động cơ học tập hoàn thiện tri thức sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy người học phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt kết quả học tập tốt nhất, qua đó có thể thích nghi, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, phát triển bền vững nhân cách bản thân, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, văn minh.

            Bên cạnh đó, để thực hiện được các động cơ/mục tiêu học tập quan hệ xã hội  thì người học về thực chất vẫn phải giải quyết được nhiệm vụ học tập để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo theo mục đích học tập.

          Ví dụ để sau này kiếm được nhiều tiền và trở lên giàu có, ta phải có năng lực, có tay nghề, làm được việc, muốn làm được việc thì phải có kiến thức và kỹ năng, thái độ đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai.

e. Nguyên nhân của việc không xác định được động cơ học tập đúng đắn

Quay trở lại số liệu thống kê kết quả học tập của sinh viên khoa ta trong năm học 2015 – 2016, ta có thể thấy:

Số lượng sinh viên không hoàn thành tiến độ học tập, thuộc diện cảnh báo học tập hay bị buộc thôi học chủ yếu tập trung vào số sinh viên khóa 1 ngành Công nghệ (Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử và Công nghệ Chế tạo máy), một số SV thuộc ngành SPKT, và K51 CN. Kết quả học tập của các em này rất thấp.

Thực tế, điểm thi đầu vào đại học của các em khá cao, có những em đạt trên 20 điểm. Nhưng do chưa thích nghi kịp với cách dạy và học ở môi trường đại học, chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, chưa xây dựng được kế hoạch học tập đúng đắn, dẫn đến không tìm thấy hứng thú và niềm vui trong học tập và rèn luyện mà bỏ bê việc học tập, học hành ngày càng sa sút.

 

Đối thoại với SV:

Tại sao tỉ lệ sinh viên diện cảnh báo kết quả học tập và buộc thôi học của trường ta nói chung và khoa ta nói riêng lại khá cao như vậy?

Ý kiến của SV:…

Tổng hợp và đưa ra nguyên nhân:

Cụ thể:

-         Một số SV chưa xác định được việc học tập là của ai? Vì ai? Và học để làm gì?

-         Một số SV còn chán học, lười học, không đi học đầy đủ, không ghi chép bài, không hoàn thành bài tập theo đúng yêu cầu của giảng viên.

-         Một số SV không đi sinh hoạt lớp, hoặc có đi sinh hoạt lớp nhưng thiếu tập trung, chú ý, cũng không liên hệ với bạn bè, giáo viên chủ nhiệm, Khoa, dẫn đến thiếu thông tin để có thể lập kế hoạch học tập cho bản thân. Và có những khi các bạn không nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Nhà trường để thực hiện, chưa chủ động cập nhật thông tin qua Website của khoa, của trường.

 

Đặc biệt, một số em khi đăng ký học phần chỉ dựa vào việc hỏi bạn bè, các bạn sinh viên năm trước, chưa căn cứ vào chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo của Ngành, đặc biệt là chưa căn cứ vào năng lực của bản thân và tham khảo ý kiến của cố vấn học tập – là giáo viên chủ nhiệm dẫn đến chương trình học tập mỗi học kỳ có thể lại quá nặng hay quá nhẹ, và kết quả học tập sẽ không được như mong đợi.

-         Do ảnh hưởng tác động của môi trường xung quanh: các tệ nạn xã hội như nghiện game… đã ảnh hưởng không nhỏ đến động cơ học tập của SV.

2.2. Phương pháp học tập

-         Một số  em chưa có PPHT tích cực, chưa biết cách khai thác và sử dụng triệt để giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo (đã được giảng viên cung cấp đầy đủ trên hệ thống elearning của Nhà trường và các tài liệu giáo trình trên thư viện Nhà trường,  trên Internet);

-         Chưa biết cách ghi chép bài một cách khoa học.

-         Làm bài tập còn hiện tượng sao chép bài của bạn, đến lớp mới mượn vở để chép bài.

-         Còn chủ quan trong học tập và ôn luyện (khi thi mới học tủ, học gạo), dẫn đến kết quả thi không cao.

3.Một số biện pháp xây dựng động cơ học tập đúng đắn

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP ĐÚNG ĐẮN

a. Biện pháp khách quan: Nhà trường, khoa và giảng viên tạo ra môi trường học tập hiện đại, năng động và thân thiện đối với người học, tư vấn, giúp đỡ các em xác định được mục đích học tập đúng đắn.

 

b. Biện pháp chủ quan – SV là chủ thể:

Nhà trường, Khoa, thầy cô và cán bộ phòng ban chức năng là những nhà giáo dục, có vai trò lãnh đạo, tổ chức, tư vấn, giúp đỡ SV, tạo ra môi trường học tập tốt nhất có thể cho người học. Nhưng SV mới là người có vai trò quyết định đến kết quả của quá trình học tập, quyết định đến tương lai cuộc đời của chính mình.

Ø Trước hết các em cần xác định được việc học tập là nhiệm vụ của bản thân, xác định lý tưởng nghề nghiệp, từ đó xây dựng được động cơ và mục tiêu học tập đúng đắn, thiết thực.

Ø  Chủ động lập kế hoạch học tập và rèn luyện một cách khoa học:

Đầu mỗi năm học, mỗi học kỳ, sinh viên phải xây dựng bảng kế hoạch học của mình, có chữ ký của lớp trưởng, giáo viên chủ nhiệm và nộp về khoa. Trên cơ sở bảng kế  hoạch học tập cá nhân, khoa và GVCN sẽ tư vấn về kế hoạch học tập cho phù hợp với từng em.

Ø  Trau dồi phương pháp học tập, đặc biệt là kỹ năng sử dụng tài liệu học tập (tham khảo sự hướng dẫn của thầy Thanh Cường).

Ø  Mỗi lớp học phần: thành lập các tổ, nhóm học để hỗ trợ, giúp đỡ nhau học tập như phong trào học Tiếng Anh ở trường ta (về phần học tiếng Anh các em có thể tham khảo sự hướng dẫn của cô Thúy Ngân).

Ø  Tham gia hoạt động NCKH  vừa sức theo các câu lạc bộ theo sự hướng dẫn của cô Ngọc Linh.

Ø  Tham gia các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao khác trong nhà trường. (Liên lạc liên chi đoàn khoa SPKT, cô Thanh Hoa).

Ø 

Kết quả đạt được:

-         Số SV K1 ngành Công nghệ tiếp nhận từ các khoa: 208 SV

-         Số SV tự ý bỏ học khi chuyển sang khoa: 29 SV

-         Số SV học tập tại khoa: 177 SV.

-         Số SV đã tốt nghiệp:

+ Đợt tháng 1/2016: 20 SV

+ Đợt tháng 7/2016: 47 SV

+ Đợt tháng 10/2016: 44 SV

-         Số SV còn lại đang học tập: 65 SV, dự kiến sẽ tốt nghiệp vào đợt tháng 7/2017.

Như vậy, tổng số SV K1 CN đã tốt nghiệp trong năm 2016 là 111 SV. Đây là một kết quả rất đáng mừng.

VD: Em Trịnh Trọng Đại, SV K1 CN CTM, từ khoa Môi trường chuyển sang, khi quy đổi điểm thì số tín chỉ tích lũy được khoảng 30 TC, tương đương với trình độ sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai. Em rất hoang mang, không biết bắt đầu từ đâu.

Vậy mà chỉ sau 2 năm học tập, với sự giúp đỡ của Nhà trường, BCN khoa, đội ngũ GV của khoa, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành chương trình học tập và ra trường trong HK 1 (15-16).

Hầu hết các em SV K1CN sau khi tốt nghiệp ra trường đều đã có việc làm:

 

Danh sách một số sinh viên K1CN ĐIỆN – ĐIỆN TỬ đã đi làm:

STT

Họ tên

Lớp K1CN Đ-ĐT

Công ty đang

làm việc

1

Nguyễn Nam Minh

K1CN Đ-ĐT

SAMSUNG

2

Trần Đức Định

K1CN Đ-ĐT

SAMSUNG

3

Nguyễn Ngọc Thái

K1CN Đ-ĐT

SAMSUNG

4

Trần Duy Cương

K1CN Đ-ĐT

SUN HOUSE

5

Tạ Thanh Tuấn

K1CN Đ-ĐT

Điện lực tỉnh Lào Cai

6

Ngô Vũ Tuấn

SAMSUNG

Viettel

7

Đoàn Vũ Hà.

SAMSUNG

Partron Viva

 

8

Nguyễn Đình Đảm

SAMSUNG

Cty vận tải Mazda

Thái Nguyên

9

 

Đỗ Hữu Thắng

SAMSUNG

SAMSUNG

10

Triệu Đại Nghĩa

SAMSUNG

SAMSUNG

 

Thầy giáo Khổng Tử đã dạy:  “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học.

Các em sv để có được kết quả học tập tốt, trước hết cần phải xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn, xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập khoa học và phù hợp với điều kiện và năng lực bản thân. Bên cạnh đó cần phải có phương pháp học tập khoa học, chủ động, tích cực.

Xin chân thành chúc các bạn SV hăng say học tập không ngừng, tìm được niềm vui và gặt hái thành công trong học tập và rèn luyện!

Xin trân trọng cảm ơn quý vị đại biểu, quý thầy cô và các em sinh viên đã chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

Tin mới hơn

Tin cũ hơn